Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

     Hóa chất được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, trong hầu như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó góp phần phụ trợ cho đời sống của con người, góp phần cải thiện về tiến độ phát triển kinh tế, tuy nhiên mặt trái của nó là về vấn đề mất an toàn, các sự cố liên quan tới hóa chất thì có sự ảnh hướng rất nghiêm trọng. Bởi lẽ đó là rất nhiều cá nhân, tổ chức khi được yêu cầu đưa ra biện pháp Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất sẽ đặt ra những câu hỏi như: Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất là gì? Văn bản nào quy định về xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất? Nội dung kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất là gì?…những vấn đề gần như sẽ giúp cá nhân, tổ chức có liên quan tới việc kinh doanh, sản xuất và sử dụng hóa chất hiểu và thực hiện theo đúng quy định của pháp lý. Là đơn vị chuyên tư vấn cho các “dự án xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất” , huấn luyện an toàn hóa chất Nghị định 113/2017/NĐ-CP và tập huấn diễn tập an toàn hóa chất, Phòng xây dựng ứng phó sự cố hóa chất công ty TNHH Môi trường SETECH xin chia sẻ với các bạn qua nội dung dưới đây.

Đối tượng phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất:

  • Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.
  • Đơn vị phê duyệt kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất là Bộ Công Thương

Thời điểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất:

  • Trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;
  • Đối với các dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP đã được đưa vào hoạt động trước khi Nghị định có hiệu lực mà chưa có Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trong vòng 02 năm kể từ ngày Nghị định 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực. (Nghị định 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2017)

Văn bản nào quy định về xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?

 

     – Luật Hóa chất, Số: 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

     – Điều 20 tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, Nghị định có hiệu lực ngày 25/11/2017 theo đó Nghị định 108/2008/NĐ-CP và Nghị định 26/2011/NĐ-CP.

     – Nghị định 77/2016/NĐ-CP và Bãi bỏ Điều 8 của Nghị định này.

NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

MỞ ĐẦU

  1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.
  2. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch.
  3. Các căn cứ pháp lý lập Kế hoạch.

Chương 1

     THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN/CƠ SỞ HÓA CHẤT

  1. Thông tin về quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
  2. Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ trợ và các công trình khác, danh mục thiết bị sản xuất chính.
  3. Công nghệ sản xuất, thuyết minh chi tiết các công đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển, lưu trữ hóa chất.
  4. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, phân loại, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.
  5. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:

           – Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;

           – Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo (trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành);

           – Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện;

           – Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.

  1. Mô tả điều kiện địa hình, khí hậu, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước khu vực xung quanh vị trí thực hiện dự án, cơ sở hóa chất.
  2. Bản danh sách các công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao quanh vị trí dự án, cơ sở hóa chất.

Chương 2

     DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT

  1. Dự báo điểm nguy cơ

Lập danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực.

  1. Dự báo các tình huống

Dự báo tình huống sự cố điển hình có thể xảy ra tại các điểm nguy cơ đã nêu, ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác động đến người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn chặn (việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của thiết bị sản xuất hoặc lưu trữ hóa chất nguy hiểm trong điều kiện khắc nghiệt nhất).

Chương 3

      GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT

  1. Các biện pháp về quản lý

           – Nội quy, quy trình, cảnh báo, giám sát.

           – Huấn luyện an toàn hóa chất.

           – Kế hoạch kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghệ.

  1. Giải pháp về kỹ thuật

Các giải pháp phòng ngừa, liên quan đến công nghệ, thiết kế, trang thiết bị phục vụ sản xuất.

  1. Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố; Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát.

Chương 4

      KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

  1. Kế hoạch ứng phó đối với các tình huống đã dự báo.
  2. Kế hoạch phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài tham gia ứng phó sự cố hóa chất.
  3. Kế hoạch sơ tán người và tài sản.

Chương 5

      NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

  1. Năng lực quản lý

          Hệ thống tổ chức, điều hành ứng phó sự cố.

  1. Nhân lực của cơ sở hóa chất

           – Yêu cầu tối thiểu đối với các vị trí làm việc liên quan đến hóa chất và lực lượng ứng phó.

           – Kế hoạch huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố hóa chất đối với các kịch bản đã nêu trên.

  1. Năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị

           – Danh sách hiện có về trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố, trang bị bảo hộ cho người lao động và lực lượng tham gia ứng cứu cơ sở phù hợp với các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở, dự án.

           – Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

           – Kế hoạch thay thế, sửa chữa, bổ sung các thiết bị nêu trên.

Chương 6

      PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT

      Nội dung của phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất bao gồm:

  1. Giải pháp kỹ thuật khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
  2. Phương án bồi thường thiệt hại do sự cố hóa chất gây ra.

KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

  1. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
  2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.

PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO

  1. Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hoặc Giấy chứng nhận đăng ký của cơ sở hóa chất.
  2. Sơ đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
  3. Sơ đồ tổng mặt bằng của dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
  4. Sơ đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất) (khổ giấy A3 trở lên).
  5. Sơ đồ thoát hiểm khi xảy ra sự cố hóa chất.
  6. Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến nội dung của kế hoạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.

ke-hoach-phong-ngua-ung-pho-su-co-hoa-chat

Công ty TNHH Môi Trường SETECH

  • Nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu theo quy định;
  • Kinh nghiệm thực hiện các dự án trong và ngoài nước;
  • Đội ngũ chuyên môn, tư vấn được đào tạo chuyên sâu, nhiệt huyết và tận tình;
  • Cung cấp, hỗ trợ đa dịch vụ, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và thời gian;
  • Sản phẩm chất lượng nhất, thời gian nhanh nhất, chi phí tiết kiệm nhất

 

  • CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG SETECH
    Hotline: 0978 299 950 - 0977 774 194
    Email: setech@moitruongsetech.com
    Địa chỉ: No-04A28, Khu Tái Định Cư, P. Giang Biên, Q. Long Biên, TP. Hà Nội
    Website: www.moitruongsetech.com
китайські сайти електронікичугунная сковорода для блиновошибка 304

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: (+84) 0977774194
Hotline: (+84) 0978299950
Zalo: (+84) 0978299950
Messenger Support